fbpx

Tin tức

Tại sao bị cận tthị Tại sao bị cận tthị tai sao bi can thi
22 Tháng 5

Tại sao chúng ta bị cận thị?

Written by 

Cận thị là một trong những điều phiền toái chung nhất của chúng ta, nhưng liệu chúng ta có hiểu sai một cách cơ bản về nguyên nhân và cách điều trị cận thị hay không?

Khi đang ở tuổi thiếu niên, thị lực tôi bị yếu dần và tôi phải đeo kính. Tôi hỏi bác sỹ mắt trong khi tôi hé nhìn những hình mờ mờ trên bảng đo thị lực và ông cho đơn điều trị. Câu trả lời của ông luôn luôn như nhau: Đó là do gene và do đọc nhiều quá.

Tôi không có lý do để thắc mắc; chắc rằng bác sỹ mắt của bạn cũng nói với bạn như vậy nếu bạn tới khám cận thị. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho rằng những giả thuyết này là hoàn toàn sai.

Có nhiều những vấn đề khác trong môi trường đời sống hiện đại có thể gây giảm thị lực. Và chỉ với một vài biện pháp đơn giản, trẻ con ngày nay có thể tránh được sự suy giảm thị lực nói trên.

Dù thế nào, với tôi, tôi cũng chưa bao giờ cho rằng ý kiến nói sự giảm thị lực trước hết là do di truyền là đúng.

Nếu không đeo kính tôi thực sự không thể phân biệt được một tảng đá với con tê giác. Do vậy chẳng nhẽ tổ tiên của tôi nếu bị cận phải mò mẫm nheo mắt tìm đường qua hoang mạc Châu Phi?

Thế nhưng bệnh cận thị lại như một bệnh dịch; 30-40% người Châu Âu và Mỹ phải cần đến kính, và con số trên lên tới 90% ở một số nước Châu Á.

Nếu chúng ta có gene cận thị thì chúng ta đã có nó qua nhiều thiên niên kỷ bất luận gene đó rõ ràng là bất lợi.

Hỏi một người Eskimo

Thực tế những kinh nghiệm của người Inuit ở Canada có thể đã trả lời câu hỏi đó cách đây gần 50 năm rồi. Trong khi thế hệ người già gần như không có người cận thị thì khoảng 10-20% con cái họ phải đeo kính.

“Sẽ không bao giờ có thể nói đó là bệnh di truyền,” bà Nina Jacobsen ở Bệnh viện Trường Đại Học Glostrup ở Copenhagen nói.

Cũng trong quãng thời gian đó, người Inuit đã bắt đầu rời bỏ lối sống săn thú và đánh cá để chuyển sang lối sống Âu Tây hơn, rất có thể đó là nguyên nhân của suy giảm thị lực.

“Cận thị là một bệnh công nghiệp,” Ian Flitcroft ở Bệnh viện Trường Đại Học Nhi ở Dublin nói. Gene của chúng ta có thể vẫn đóng một vai trò quyết định ai sẽ bị cận thị, nhưng nó chỉ thông qua sự thay đổi về môi trường mà bệnh bắt đầu xuất hiện.

Một phần của sự thay đổi đó là việc học tập và đọc viết, đó là một trong những giải thích chung nhất cho bệnh cận thị.

Thoạt đầu thì bằng chứng có vẻ hiển nhiên: chỉ cần nhìn thấy vô vàn mắt kính lấp lánh tại bất cứ trường đại học nào, buổi thuyết trình nào, nhà hát nào hoặc hội nghị hàn lâm nào, thì bạn thấy hình như đã tìm thấy bằng chứng của mối liên kết.

Ấy vậy mà các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tác động lại nhỏ hơn ta tưởng nhiều. “Chúng ta càng nghiên cứu nó và càng đo đếm số người đọc sách thì sự liên kết lại càng biến mất,” Flitcroft nói.

Một nghiên cứu quy mô lớn theo dõi sự tiến triển của trẻ em ở Ohio cho thấy không có sự tương quan nào hết với việc đọc sách, tuy rằng ta chưa nên loại bỏ hoàn toàn tác động này, Jacobsen nói.

Thay vì ý kiến trên, nay rất nhiều người lập luận rằng chính là thời gian ở trong nhà, chứ không phải bản chất việc đọc, mới là yếu tố quyết định.

Sau nhiều nghiên cứu, từ Châu Âu, Châu Úc và Châu Á, mọi người đều thấy rằng những người có nhiều thời gian sống ngoài trời thì ít bị cận thị hơn rất nhiều so với những người có cuộc sống chủ yếu trong bốn bức tường.

Tại sao lại có thể như vậy? Sự giải thích được nhiều người chấp nhận nhất là ánh sáng mặt trời bằng cách nào đó đã nuôi dưỡng mắt.

Thí dụ: ông Scott Read ở Đại học Kỹ thuật Queensland gần đây có trang bị cho một nhóm các học sinh một đồng hồ đặc biệt, nó ghi chép di chuyển toàn diện của học sinh và cường độ ánh sáng, cứ 30 giây một lần, trong vòng hai tuần.

Những học sinh có thị lực tốt hóa ra lại là không hoạt động tích cực hơn các học sinh đeo kính, như vậy loại bỏ khả năng cho rằng sự rèn luyện chân tay và việc có sưc khỏe tốt đã bảo vệ mắt.

Thay vì thế, việc phải đeo kính hay không có vẻ như chỉ phụ thuộc vào thời gian sinh hoạt ngoài trời. Ánh sáng mặt trời khi nắng có thể có cường độ lớn hơn hàng nghìn lần so với ánh sáng trong nhà (mặc dù mắt bạn không nhận thấy sự khác biệt đó), và trẻ em nào được hưởng càng nhiều ánh sáng mặt trời thì chúng càng ít cần dùng kính.

Có thể là vì ánh sáng mặt trời kích thích việc sản sinh ra Vitamin D, là thứ vitamin giúp bảo vệ hệ miễn dịch và não bộ, và có thể cũng điều hòa sự lành mạnh cho mắt.

Một ý kiến được nhiều người chấp nhận hơn là ánh sáng mặt trời kích hoạt việc tiết ra chất dopamine trực tiếp vào mắt.

Bệnh cận thị là do sự phát triển to hơn lên của cầu mắt, nó làm cho thủy tinh thể khó hội tụ hơn một hình ảnh vào võng mạc, nhưng chất dopamine hình như kìm hãm quá trình to lên này và làm cầu mắt có kích thước lành mạnh hơn.

Nhận được ánh sáng xanh

Một vấn đề khác nữa, có thể là vấn đề mầu sắc.

Bước sóng của ánh sáng mầu xanh lục và xanh lam có khuynh hướng hội tụ về phía trước võng mạc, còn ánh sáng đỏ chiếu vào phía sau.

Do ánh sáng trong nhà có khuynh hướng đỏ hơn tia nắng mặt trời nên sự không khớp nói trên có thể gây nhầm lẫn cho các cơ chế điều khiển cầu mắt. “Nó làm cho mắt tưởng rằng đã không hội tụ đúng chỗ và do vậy mắt phải to lên để bù trừ vào cái sai đó,” Chi Luu ở Đại học Melbourne nói.

Ông đã quan sát thấy rằng các con gà thức giấc vào lúc ánh sáng đỏ thì dễ bị cận thị hơn các con gà sống trong vùng phụ cận có mầu xanh lục và xanh lam.

Trong khi đó, Flitcroft cho rằng vấn đề là ở sự sắp xếp các vật thể trước tầm nhìn của bạn.

Hãy nhìn xung quanh bạn và bạn sẽ hiểu ông ta muốn nói gì. “Nếu bạn nhìn vào màn hình máy laptop thì mọi thứ sau màn hình là ngoài tầm hội tụ rất nhiều,” ông nói. “Và nếu bạn ngước lên, nhìn từ máy laptop lên chiếc đồng hồ treo tường, bạn đã có một bước chuyển đổi lớn, lúc này đồng hồ nằm trong hội tụ, và nó khiến nhiều vật thể ở sát xung quanh bạn bị mờ đi.”

Dù bạn tập trung vào nhìn chỗ nào thì lúc nào cũng có một sự mờ nhạt xẩy ra với cơ chế phản hồi của mắt. Khi ở ngoài trời, vật thể có xu thế ở khoảng cách xa hơn, nó cho một hình ảnh rõ hơn và giúp điều hòa sự phát triển của mắt.

Hy vọng rằng những điều hiểu biết thấu đáo như vậy không những chỉ có tầm quan trọng học thuật vì cuối cùng nó có thể giúp chúng ta tìm ra các cách điều trị mới.

Thí dụ ông Luu đang hy vọng xây dựng thử nghiệm dùng ánh sáng xanh cho trẻ em cận thị. Ông Luu không chỉ hy vọng nó làm chậm sự suy giảm thị lực; thực tế nó có thể đảo ngược quá trình.

Khi nghiên cứu đối với gà, ông ta phát hiện rằng một vài giờ ánh sáng xanh đã chữa khỏi những hư hại do ánh sáng đỏ gây ra và hồi phục lại thị giác bình thường cho gà.

Phát hiện ngẫu nhiên

Flitcroft chỉ rõ rằng đã có những thử nghiệm với kết quả khích lệ về kính áp tròng mà nó có thể làm giảm độ mờ ở vùng ngoại vi vùng hội tụ.

Ông cũng lạc quan về một loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng tích cực, thuốc atropine.

Thuốc này từ lâu nay đã được biết là giúp làm chậm dấu hiệu kích thích sự phát triển cầu mắt và bệnh cận thị. Những tác dụng phụ không tốt của nó như làm giãn đồng tử và tạo ra vầng hào quang xung quanh nguồn ánh sáng, do vậy nó đã thời gian không được sử dụng nữa.

Nhưng với sự phát hiện ngẫu nhiên gần đây, người ta thấy rằng thuốc vẫn có tác dụng tương tự nếu ta chỉ dùng với 1/100 liều lượng ban đầu. Với liều lượng ít này, các tác dụng phụ sẽ giảm xuống nhiều, khiến cho loại thuốc nhỏ mắt này nay lại được quan tâm sử dụng.

Tuy nhiên, ông Flitcroft nhấn mạnh là chúng ta nên thận trọng, không vội vàng có hành động ngay.

Một trong những quan niệm sai cho rằng chính kính làm cho mắt kém đi, nhưng bằng chứng cho thấy lời khuyên đó nên được loại bỏ.

Trải nghiệm của riêng tôi cho thấy điều nói trên là sự lầm đường đáng buồn, nó xuất phát từ cuốn sách gây nhiều tranh luận mang tên “Thị lực tốt hơn mà không cần dùng kính”, tôi đã quyết định không dùng kính với hy vọng bệnh sẽ khỏi; nhưng thay vì như thế bệnh cận thị của tôi đã tăng gấp đôi trong ba năm.

“Một sự lo lắng chung là kính đang làm cho bệnh tồi tệ hơn, nhưng câu trả lời cho nó là không,” Flitcroft nói. “Nếu như bạn chắc chắn đang làm cho con cái bạn có thể nhìn rõ ràng thì bạn đã làm đúng.”

Đối với những người mong muốn hành động ngay lúc này thì gần hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng khuyến khích trẻ em chơi ngoài trời thì không có hại gì, và một thử nghiệm ở các trường học ở Đài Loan đã cho thấy là khá thành công. “Sống trong môi trường tự nhiên ngoài trời thì con người sẽ không bị cận thị,” Flitcroft nói. “Khuyến khích trẻ em dành nhiều thời gian ngoài trời chỉ có tác dụng tốt.”

Ước gì tôi biết tất cả những điều trên khi còn là thanh niên.

Giờ đây tôi mang kính áp tròng, nó hoàn toàn chỉnh sửa sức nhìn của tôi, và việc thỉnh thoảng thấy khô mắt và ngứa chỉ là chuyện nhỏ so với cái sự thể lớn lao.

Nhưng khi thức giấc và thậm chí không thể nhận ra người bạn đời nằm bên cạnh thì tôi không thể không hy vọng các thế hệ tương lai sẽ được thưởng thức một hình ảnh nhìn trong như pha lê mà nó đã có thời gian là đặc quyền bẩm sinh của tổ tiên chúng ta.

Theo BBC

CÁC LOẠI MẮT KÍNH KHÁC.

1; Mắt kính chiết xuất 1.56 Chống xước-chống UV400

2; Mắt kính 1.56 Phủ cứng, có thể hấp màu

3; Mắt kính 1.56 Phản quang- điện tích

4; Mắt kính 1.56 Đa tròng, Phản quang- điện tích

5; Mắt kính 1.56 Đổi màu, Phản quang- điện tích UV 400

6; Mắt kính 1.56 Phủ Seecoat Blue UV400

7; Mắt kính 1.61 Phủ Phản quang, UV400

8; Mắt kính cận 1.61 Secoat Blue - Super Hydrophobic

9; Mắt kính 1.67 Phủ SuperHydrophobic, UV400

10; Mắt kính 1.74 Phủ Platinum, UV400

11; Mắt kính Polarized Phân Cực

12; Các loại Mắt kính đặt sản xuất riêng, đơn chiếc

Read 2059 times Last modified on Thứ sáu, 22 Tháng 5 2020 21:50
Rate this item
(1 Vote)
Login to post comments